Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2008

Di tích anh hùng liệt sĩ Kim Đồng

Khu di tích anh hùng liệt sĩ Kim Đồng

Di tích Kim Đồng

Kim Đồng (tên thật là Nông Văn Dền) sinh tại làng Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng. Ngày 15/5/1941, đồng chí Đức Thanh là cán bộ cách mạng quyết định thành lập Đội nhi đồng cứu quốc tại làng Nà Mạ, gồm có 4 đội viên: Kim đồng, Cao Sơn, Thanh Thuỷ, Thuỷ Tiên do Kim Đồng làm đội trưởng.

Tháng 8/1942, Kim đồng vinh dự được gặp Bác Hồ tại hang Nộc Én ở trên núi sau làng Mà Mạ. Bác khen ngợi đội trưởng Kim Đồng mưu trí, nhanh nhẹn, dũng cảm. Bác khuyên Kim Đồng cùng đội viên hãy giúp đỡ, tích cực bảo vệ cách mạng, vừa hoạt động vừa học văn hoá, chính trị để sau này nước nhà giành được độc lập, góp phần xây dựng đất nước; 5 giờ sáng ngày 15/2/1943, trong lúc đang làm nhiệm vụ canh gác cuộc họp của ban Việt Minh, khi phát hiện giặc lùng sục đến gần, Kim Đồng đã nhanh trí đánh lạc hướng để bảo vệ cán bộ cách mạng, địch nổ súng anh bị trúng đạn và đã hy sinh, khi đó Kim Đồng vừa tròn 14 tuổi (1929 - 1943).

Kim Đồng đã được Đảng và nhà nước phong tặng anh Hùng liệt sỹ năm 1997. Khu di tích Kim Đồng được xây dựng ngay trên quê hương anh tại Làng Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng.

Khu di tích được xây dựng gồm có Mộ anh Kim Đồng và tượng đai Anh khang trang tại chân Rặng núi đá cao đồ sộ, bên cạnh rừng cây nghíên xanh biếc, luôn toả bóng mát với những làn gió vi vu, như ru anh yên nghỉ.

Tượng đài anh Kim Đồng với bộ quần áo nùng và tay nâng cao con chim bồ câu đưa thư, trước tượng đài có 14 bậc đá và 14 cây lát vươn cao xanh ngắt. Nơi đây có một khoảng sân rộng, hàng năm thiếu niên và Nhi đồng của tỉnh Cao Bằng, cả nước thường tụ hội tại đây cắm trại, vui chơi ca hát.

Tượng đài và nhà lưu niệm Võ Thị Sáu

TƯỢNG ĐÀI VÀ NHÀ LƯU NIỆM VÕ THỊ SÁU.

Nằm ở ngã tư Đất Đỏ, thuộc xã Phước Long Thọ - Huyện Long Đất. Đây vốn là dãy nhà 8 gian do dân làng xây cất từ dầu thế kỷ XX tại trung tâm Đất Dỏ để các gia đình thuê ở. Ngôi nhà là nơi ghi dấu nhiều kỷ niệm tuổi thơ (từ lúc lên 4 tuổi) cho đến khi chị bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng. Ngôi nhà có lối kiến trúc dân dã đặc trưng của làng quê Việt Nam. Xung quanh được che bằng các tấm ván gỗ, mái nhà lợp ngói âm dương, nền đất. Căn nhà dài 10m, rộng 3m gồm 2 phòng nhỏ. Phòng ngoài dài 5m, ở giữa bài trí tủ thờ gia tiên, kê sát bên vách phía phải là bộ đồ ván gỗ nơi chị em Sáu thường nằm ngủ.
Từ năm 1980, Uỷ ban nhân dân huyện Long Đất đã tu bổ lại căn nhà lưu niệm nữ liệt sĩ anh hùng lực lượng vũ tranh nhân dân Võ Thị sáu.


Cách nhà lưu niệm chừng 100m là công viên tượng đài và nhà trưng bày Võ Thị Sáu. Tượng đài nằm trong công viên bốn mùa ngát hương hoa sứ, ngọc lan, lêkima. Tượng được đúc bằng đồng, cao 7m, do nghệ sĩ Thanh Thanh sáng tác diễn tả tư thế Chị sáu đang ung dung ra pháp trường với tà áo tung bay trong gió ban mai. Võ Thị Sáu làm liên lạc viên cho đội Công an xung phong Đất Đỏ. Năm 1950, Võ Thị Sáu dùng lựu đạn tiêu diệt tên Cai tổng Tòng, tay sai của Pháp, nhưng lựu đạn không nổ. Chị bị bắt giam tại nhà lao Bà Rịa, sau đó chuyển lên khám Chí Hòa (Sài Gòn), rồi đày ra Côn Đảo. Chị bị kết án tử hình khi chưa đến tuổi thành niên. Ngày 23-1-1952, thực dân Pháp đã xử bắn chị. Võ Thị Sáu được xếp vào danh sách một trong 1.000 phụ nữ nổi tiếng...