Thứ Hai, 31 tháng 12, 2007

Bài hát : Kim Đồng


Nhạc, lời: hok bík :D
Hờn căm bao lũ tham tàn phát xít,
Chân bước ra đi Kim Đồng lên chiến khu.
Kim Đồng quê anh Việt Bắc xa mù,
Kim Đồng, thay cha rửa mối quốc thù.

Anh Kim Đồng ơi! Anh Kim Đồng ơi!
Tuy anh xa rồi, (tuy anh xa rồi)
Gương anh sáng ngời, (gương anh sáng ngời)
Đội ta cố noi.

Bao phen gian lao trong rừng,
Gian lao, nguy nan muôn trùng,
Xung phong noi gương anh hùng.
Đùng! Đùng! Đùng! Đoàng! Đoàng! Đoàng! Anh vẫn đi.

Anh luôn luôn tiến bước tiến đi theo dò quân xâm lăng,
Anh xông pha trốn khắp trốn đi tuyên truyền trong nhân dân.
Kim Đồng, tên anh muôn thủa không mờ,
Kim Đồng, tên anh lừng lẫy chiến khu.
Kim Đồng, tên anh muôn thủa không mờ,
Kim Đồng, tên anh lừng lẫy chiến khu.

Anh hùng Kim Đồng

(sorry dzì cái nì không được chi tiết lắm....khó kiếm ra quá, cứ thấy NXB Kim Đồng ko hà:D)
>>>>>>>>>>
K
im Đồng là bí danh của Nông Văn Dền, một thiếu niên người dân tộc Tày. Anh là một trong năm đội viên đầu tiên của tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh khi được thành lập ngày 15 tháng 5 năm 1941.

Bí danh của năm đội viên là: Kim Đồng, Cao Sơn, Thanh Minh, Thanh Thủy, Thủy Tiên. Anh đã cùng những đội viên này làm nhiệm vụ giao liên đưa đón cán bộ cách mạng, chuyển thư từ. Một lần khi lính Pháp bí mật bao vây làng nơi có cán bộ Việt Minh đang ẩn náu, Kim Đồng đã quyết định chạy ra ngoài để đánh lạc hướng quân lính. Anh bị phát hiện và bị trúng đạn. Anh mất ngày 15 tháng 2 năm 1943.
Câu chuyện xảy ra năm 1943 tại chiến khu Việt Bắc, căn cứ địa của Cách mạng tháng Tám. Năm đó, nhân dân ba tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn đang sôi sục chuẩn bị khởi nghĩa. Kim Đồng là một con người có thật trong lịch sử, một thiếu niên dân tộc Nùng (Cao Bằng), 15 tuổi đã sớm giác ngộ cách mạng. Với chiếc cần câu và con sáo, Kim Đồng băng đèo lội suối dò xét tình hình và dẫn đường cho cán bộ hoạt động bí mật. Một hôm, bọn địch bao vây khu vực cán bộ đang họp để chuẩn bị khởi nghĩa, Kim Đồng đã chạy vượt lên, làm lạc hướng kẻ thù. Quân giặc bắn đuổi theo. Hai loạt đạn đã làm Kim Đồng hy sinh. Tiếng súng nổ đã báo cho cán bộ kịp thời rút xuống hầm bí mật.

Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2007

Bài hát: Biết ơn chị Võ Thị Sáu

Nhạc và lời: Nguyễn Đức Toàn

Mùa hoa - lê - ki - ma nở ( ơ )
Ở quê ta miền đất đỏ
Thôn xóm vẫn nhắc tên người anh hùng đã chết cho mùa .. hoa lê - ki - ma nở ( ơ )
Đời sau vẫn còn nhắc nhở
Sông núi đất nước ơn người anh hùng đã chết cho đời sau

Người thiếu nữ ấy như mùa xuân
chị đã dâng trọn cuộc đời đã chiến đấu với bao niềm tin
Dù chết vẫn không lùi bước
Chị Sáu đã hy sinh rồi
Giọng hát vẫn như còn vang dội vào trái tim những người đang sống
Giục đi lên không bao giờ lui

Kìa hoa lê - ki - ma nở ( ơ )
Đẹp thêm quê miền đất đỏ
Nơi đó sáng mãi tên người anh hùng
Bình minh đang rực sáng cho hoa kia nở ( ơ )
Mùa xuân lan tràn xứ sở ( ơ )
Tôi đến hát trước nấm mồ chôn sâu người nữ anh hùng.

Anh hùng Võ Thị Sáu

>>>>>>>VÕ THỊ SÁU
(tên thật: Nguyễn Thị Sáu; 1933 - 1952), Anh hùng Lực lượng vũ trang (được truy tặng ngày 2 tháng 9 năm 1994), khi hi sinh là đội viên Công an Xung phong quận Đất Đỏ.Cô quê ở Đất Đỏ, Long Điền, tỉnh Bà Rịa (nay thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ , tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).Tham gia cách mạng năm 1948. Sớm có ý thức căm thù thực dân Pháp, dũng cảm, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao như giao liên, mua hàng tiếp tế cho các tổ chức cách mạng.
Tháng 5.1948, tham gia phá tề, trừ gian, giết cai tổng Tòng. Năm 1949, cô tham gia đội Công an xung phong Đất Đỏ làm liên lạc, tiếp tế. Ngày 14.7.1949, cùng đồng đội phá cuộc mít tinh kỉ niệm quốc khánh Pháp do ngụy quyền tổ chức. Đã trực tiếp diệt nhiều lính Pháp ở Vũng Tàu.

Tháng 5.1950, khi mới 15 tuổi bị chính quyền Pháp bắt giam ở Bà Rịa vì đã ném lựu đạn tại chợ Đất Đỏ, giết chết một Cai Tổng Tòng quan ba và gây thương tích cho 20 tên lính Pháp, sau chuyển đến Khám Chí Hoà, Sài Gòn. Mặc dù bị địch tra tấn dã man vẫn giữ vững khí tiết người công an cách mạng. Bị thực dân Pháp kết án tử hình vào tháng 4.1951 - vụ án đã gây chấn động dư luận xã hội lúc đó.Tuy nhiên, các luật sư biện hộ cho cô đã phản đối án tuyên này với lý do bà chưa đủ 18 tuổi.

Sau hai năm bị giam ở Khám Chí Hoà, ngày 21.1.1952, chị bị đưa ra Côn Đảo với số tù 6267 và bị giam riêng ở Sở Cò. Đêm 22.1.1952, chị được chi bộ nhà tù kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Khi bị dẫn đi làm thủ tục trước khi hành quyết chị đã khước từ rửa tội, từ chối bịt mắt khi ở pháp trường, giữ vững khí tiết người chiến sĩ cách mạng đến phút cuối cùng. Võ Thị Sáu đã tỏ ra rất gan dạ, vẫn hát chào cờ và không chịu để bịt mắt khi xử bắn. Võ Thị Sáu hi sinh anh dũng hồi 7 giờ ngày 23.1.1952. Truy tặng Huân chương Chiến công hạng nhất.

Mộ của Võ Thị Sáu hiện còn ở nghĩa trang liệt sĩ Hàng Dương, Côn Đảo.

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2007

Quốc tế ca

Quốc tế ca (tiếng Pháp: L'Internationale) là bài ca nổi tiếng nhất của những người theo chủ nghĩa xã hội và là một trong những bài hát được nhiều người biết đến nhất trên thế giới. Nguyên bản tiếng Pháp được sáng tác năm 1870 bởi Eugène Pottier (1816–1887), sau này là một thành viên trong Công xã Paris). Pierre Degeyter (1848–1932) phổ thơ thành nhạc năm 1888. (Đầu tiên nó được dự định hát theo điệu nhạc của bài La Marseillaise.)




Quốc tế ca đã trở thành bài hát quen thuộc trong các thành phần cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nó đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ, kể cả tiếng Việt. Người ta thường hát với tay phải nắm chặt giơ lên. Đây cũng là bài mà anh hùng Lý Tự Trọng hát trước lúc hy sinh.
Tải xống Quốc tế ca (nhiều ngôn ngữ)

Tinh thần bất khuất

>>>>>>

khi bị thực dân Pháp bắt, chúng hết tra tấn lại dụ dỗ nhưng anh vẫn luôn trung thành với Cách mạng. Chúng hứa cho anh sang Pháp học, sẽ có chức, quyền, có vợ đẹp con khôn, ăn mặc sung sướng. Thế nhưng anh vẫn khẳng khái trả lời:

"Ta sinh ra không phải để ăn thứ cơm ấy"
Lúc ra tòa xét xử. Người thanh niên 17 tuổi ấy đã lấy vành móng ngựa để làm diễn đàn lên án ách thống trị thực dân, kêu gọi nhân dân đứng dậy đấu tranh. Luật sư bào chữa cho anh xin tòa mở lượng khoan hồng vì anh chưa đến tuổi thành niên, đã hành động không có suy nghĩ. Lý Tự Trọng nói:

"Tôi hành động không phải là không suy nghĩ. Tôi hiểu việc tôi làm. Tôi làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác. Tôi tin rằng nếu các ông suy nghĩ kĩ thì các ông cũng cần phải giải phóng dân tộc, giải phóng những người cần lao như tôi."

Chánh án tuyên án xử tử anh, Lý Tự Trọng vẫn bình tĩnh. Khi được hỏi anh có ăn năn gì không, anh đứng trước vành móng ngựa, mặt thẳng phía trước chỉ nói một câu: "Không ăn năn gì cả!"

Lý Tự Trọng sống những ngày cuối cùng của cuộc đời mình trong xà lim án chém khám lớn Sài Gòn. Mọi chi tiết về người tù án chém "Trọng con" được gác ngục, chủ khám truyền ra ngoài với một lòng cung kính, khâm phục: "Ông nhỏ ngày nào cũng tập thể dục! Nhìn ông nhỏ sống không ai tưởng tượng được là người đợi đến ngày lên máy chém".

hững án chém đế quốc thường để hàng năm mới đem ra xử. Riêng vụ "Trọng con", một vụ án "đổ nhiều mực" của báo chí thời đó, chưa được 6 tháng đã xử.

Bà Angđơrê Viôlít đã viết về giờ phút cuối cùng của Lý Tự Trọng: "Ngày 21/11/1931 thì Huy (tức là Trọng) bị đem xử tử. Sài Gòn hết sức xúc động. Hôm ấy phải ra lệnh thiết quân luật. Từ khám lớn vang ra ngoài đuờng phố, tiếng la hét của tù chính trị. Tiếng thét từ lồng ngực và từ trái tim của họ đã đi theo Huy ra trường chém. Phải điều quân đội và lính cứu hỏa để phun nước đàn áp họ. Trong những tường giam của khám lớn đã xảy ra những chuyện như thế. Trước máy chém, Huy định diễn thuyết, song hai tên sen đầm nhảy xô đến không cho anh nói. Người ta chỉ nghe thấy tiếng anh kêu 'Việt Nam! Việt Nam!'. Huy cũng như Phạm Hồng Thái, cũng như nhiều người khác, là những anh hùng của nền độc lập Việt Nam".

Nửa đêm về sáng một ngày cuối năm 1931 kẻ thù hèn hạ đã đưa anh lên máy chém. Trước lúc hy sinh anh vẫn hát bài Quốc tế ca, năm ấy cũng là năm anh tròn 17 tuổi.

Noi gương Lý Tự Trọng

Đây là bài hát ca ngợi tấm gương Lý Tự Trọng được Nguyễn Đức Toàn (1929) một Nghệ sĩ Ưu tú, nhạc sĩ và họa sĩ của Việt Nam sáng tác với nói về tấm gương hy sinh anh dũng không ngại tù đày của một anh hùng còn trẻ tuổi - Lý Tự Trọng. Anh chính là tấm gương sáng mà chúng ta cần noi theo như tựa của bài hát
Xin mời các bạn cùng lắng nghe ca khúc này nhé




Sơ lược về cuộc đời Lý Tự Trọng

>>>LÝ TỰ TRỌNG


Anh hùng Lý Tự Trọng thời còn béTên thật là Lê Văn Trọng (1914 - 1931), là thanh niên cộng sản đầu tiên trong phong trào cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX.


Lý Tự Trọng là con của một gia đình cách mạng quê ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh nhưng lại sinh ra tại tỉnh NaKha - Thái Lan.Năm 1923, chỉ mới 10 tuổi, Lý Tự Trọng được sang Trung Quốc học tập, học giỏi, nói thạo tiếng Hán và tiếng Anh. Anh hoạt động trong Hội Thanh niên Cách mạng đồng chí . Được Lý Thuỵ - tức chủ tịch Hồ Chí Minh, đặt tên là Lý Tự Trọng. Anh còn là một trong năm đội viên được Bác trực tiếp tổ chức và hoạt động ở Quảng Châu (Trung Quốc) trong những năm 1925 - 1927. Năm 1927, anh bị bọn đặc vụ Tưởng Giới Thạch bắt.Năm 1929, Lý Tự Trọng về nước hoạt động với nhiệm vụ thành lập đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và làm liên lạc cho xứ uỷ Nam Kì với Đảng Cộng sản Việt Nam lúc đó đóng ở Sài Gòn - Chợ Lớn. Anh còn là người liên lạc với các đồng chí cộng sản ở nước ngoài qua các chuyến tàu đến cảng Sài Gòn. Ngày 9 tháng 2 năm 1931, trong khi bảo vệ Phan Bôi diễn thuyết ở sân vận động Lareni (Sài Gòn), đã bắn chết tên mật thám Lơgrăng và bị bắtbị tra tấn hết sức dã man.nhưng không khuất phục được anh. Bọn cai ngục cũng phải kính nể và gọi anh là "Ông nhỏ".Anh bị kết án tử hình vào 21.11.1931, lúc đó anh được 17 tuổi.